Ý nghĩa con rồng trong phong thủy
Ý nghĩa con rồng trong phong thủy
Trong văn hoá
phương Đông nói chung và Phong Thủy nói riêng, con rồng có ý nghĩa rất đặc
biệt. Nó là con vật linh thiêng nhất tượng trưng cho hoàng đế, người quân tử.
Rồng nằm trong Tứ Linh tức bốn con vật linh thiêng kết tinh tú khí trời đất là
Long, Lân, Quy, Phượng. Rồng còn là biểu tượng của tâm linh phương Đông với ý
nghĩa sức mạnh siêu phàm huyền bí.
Trong Phong Thuỷ,
rồng có khả năng dùng hơi thở thổi ra nguyên khí trời đất, nguyên khí này chính
là nền tảng của học thuật Phong Thuỷ. Hình dạng của núi sông, thung lũng, các
khối nhà, đường xá đều có liên quan đến các bộ phận của Rồng như đầu, mình,
thân, đuôi, móng vuốt và viên ngọc rồng từ đó ảnh hưởng đến vị trí Phong Thuỷ.
Các nguồn năng lượng vận chuyển trong lòng đất được gọi là các mạch rồng tức
long mạch. Những nơi huyệt kết được gọi là tim rồng, mắt rồng hàm chứa năng
lượng rất mạnh.
Rồng đại diện cho
quẻ Chấn, mang lại Dương khí, sự quật khởi, ý chí, công danh, tài lộc và quyền
lực.
Nên : Bày trong phòng khách, trên bàn làm việc, bàn học. Tiếp
khí cho các cát tinh Nhất Bạch, Lục Bạch, Cửu Tử. Trấn áp hung khí và âm khí...
Hợp với người tuổi Thân,
Tí, Dần, Mão, Thìn.
Tránh : Bày nơi ô
uế, đặt trong bếp, nhà vệ sinh, đặt trong giường ngủ.
0 nhận xét: